MIỄN DỊCH DA (P2) – HÀNG RÀO MIỄN DỊCH DA

Hàng rào miễn dịch tương tác với hệ vi khuẩn bình thường trên da

Da là một hệ sinh thái đóng vai trò như một hàng rào vật lý, bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự tấn công tiềm tàng của các sinh vật lạ hoặc các chất độc hại. Da còn là nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên đây cũng là nơi cư trú của một bộ sưu tập đa dạng các vi sinh vật – bao gồm vi khuẩn, nấm và vi rút, cũng như bọ ve. Nhiều vi sinh vật trong số này vô hại. Trong một số trường hợp, chúng còn cung cấp các chức năng bảo vệ quan trọng cùng sống cộng sinh trên da tạo nên một thảm sinh vật ngăn cản sự xâm nhập của các loài vi sinh vật khác từ môi trường. Nhất là các loài cơ hội, mặc dù đôi khi chính chúng là những vi sinh vật cơ hội khi hệ thống miễn dịch chủ đạo của làn da bị lỗi. Do đó, việc đảm bảo hệ thống miễn dịch da hoạt động bình thường là rất quan trọng.

Vì vậy có thể coi hệ sinh vật trên da như một hàng rào miễn dịch sinh học thay đổi mà tạo hóa đã tạo ra trên da. Trong đó, các vi sinh vật cộng sinh sẽ bảo vệ da chống lại sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh hoặc có hại hơn. Những vi sinh vật này cũng có thể có vai trò trong việc “giáo dục” hàng tỷ tế bào T trong da, để chúng phản ứng và xử lý những vi sinh vật gây bệnh tương tự.

Sơ đồ mô học da được xem trong mặt cắt với vi sinh vật và phần phụ của da

Vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn và nấm) và ve bao phủ bề mặt da, cư trú sâu trong lông và các tuyến. Trên bề mặt da, vi khuẩn hình que và vi khuẩn tròn – chẳng hạn như Proteobacteria và Staphylococcus spp., tạo thành các cộng đồng gắn bó sâu sắc với các vi sinh vật khác. Nấm Commensal như Malassezia spp. phát triển cả dưới dạng sợi nấm phân nhánh và như các tế bào riêng lẻ. Các phần tử vi rút sống tự do và cả trong tế bào vi khuẩn. Các loài ve da, chẳng hạn như Demodex folliculorum và Demodex brevis là một số loài động vật chân đốt nhỏ nhất sống trong hoặc gần các nang lông. Các phần phụ của da bao gồm nang lông, tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi.

Ngoài vai trò là hàng rào vật lý, da còn là hàng rào miễn dịch. Phản ứng miễn dịch của da rất quan trọng đối với vết thương và nhiễm trùng, đồng thời cũng điều chỉnh hệ vi sinh vật kết hợp cư trú trên da. Mặc dù thường xuyên tiếp xúc với số lượng lớn vi sinh vật, da có thể phân biệt giữa vi sinh vật vô hại và vi sinh vật gây bệnh có hại. Cơ chế của sự phân biệt này không hoàn toàn rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến việc cảm ứng dung nạp miễn dịch.

Hàng rào vật lý của da: màng sinh học bề mặt da và khoảng gian bào giữa các tế bào

Màng sinh học bề mặt da

Khi nhắc tới miễn dịch da, ngoài câu chuyện của các phản ứng miễn dịch dạng “kháng nguyên-kháng thể” và các phản ứng viêm, sẽ thật thiếu sót khi bỏ qua hàng rào vật lý của da. Đặc biệt là màng kép bảo vệ da. Dù bạn gần như không thể nhận biết bằng mắt thường nhưng chúng hiện hữu cả bề mặt và khoảng gian bào, tạo ra chức năng bảo vệ, chống mất nước xuyên biểu bì và ngăn cản sự xâm nhập tự do của các vật thể lạ qua da. Bạn có thể hiểu khoảng gian bào là khoảng không gian trống giữa các tế bào. Vì giữa các tế bào sẽ có khoảng cách chứ không nằm khít sát nhau hoàn toàn.

Vậy còn màng kép bảo vệ da sẽ bao gồm những yếu tố nào? Twins sẽ giúp bạn hình dung ngay sau đây:

Khi nhắc tới lớp màng bề mặt da, sẽ có 2 nguồn tạo ra những cấu trúc lipid đan xen trên bề mặt da. Một là sự biệt hóa (thay mới) của tế bào sừng trong quá trình sừng hóa tạo ra lượng lipid tự do nhưng chặt chẽ trên bề mặt. Hai là quá trình tiết bã nhờn, mồ hôi từ tuyến bã và tuyến mồ hồi trong các đơn vị da.

Cụ thể, lớp sừng bao gồm một loạt các tế bào sừng hóa được nhúng trong một ma trận lipid. Chính lipid gian bào này quyết định tính thấm của lớp sừng. Các chất béo chính ở đây là ceramides, cholesterol và axit béo. Thông thường trên bề mặt da lúc nào cũng được phủ một cấu trúc lipid gồm các chất béo như vậy và sau đó được các tuyến tiết (tuyến bã, tuyến mồ hôi) tạo thêm một lớp màng lipid phủ phía trên. Từ đó tạo ra cấu trúc 2 lớp màng mà người ta thường gọi là cấu trúc hydrolipid.

Từ cấu tạo của màng kép bảo vệ da, chúng ta cũng sẽ trả lời được câu hỏi “pH da đến từ đâu?”. Đó chính là lớp màng lipid tạo nên từ tuyến bã và tuyến mồ hôi Twins vừa nhắc đến phía trên. Đây còn được gọi là lớp màng acid mantle có tính acid nhẹ với độ pH từ 4.5-5.5. Và việc duy trì độ pH lý tưởng này cho da là rất quan trọng.

Đó cũng là lý do vì sao khi thiết kế quy trình skincare, Twins luôn khuyên bạn nên bổ sung Pro Vitamin Toner vào quy trình chăm sóc da của mình. Bởi điều này sẽ giúp bạn duy trì độ pH lý tưởng cho màng bảo vệ da, đảm bảo sức khoẻ làn da về lâu dài.

Tham khảo Pro Vitamin Toner nhà Twins tại đây bạn nhé: https://shopee.vn/Nước-Cân-Bằng-pH-Cho-Da-Pro-Vitamin-Toner-i.144279740.2631990029

Bã nhờn và lipid gian bào

Bã nhờn là sản phẩm của các tuyến holocrine ở lớp hạ bì và được tiết ra qua các nang lên bề mặt da. Bã nhờn của con người bao gồm squalene, sáp monoesters, chất béo trung tính, và một tỷ lệ nhỏ cholesterol và cholesterol este. Khi bã nhờn chảy ra ngoài qua các nang, chất béo trung tính trải qua quá trình thủy phân một phần bởi lipase của vi khuẩn để tạo ra các axit béo tự do. Các axit béo đến bề mặt da bao gồm các loại bão hòa có chiều dài từ 7 đến 22 cacbon với axit palmitic là nhiều nhất. Đáng chú ý là điều này bao gồm axit lauric và axit sapienic, đã được chứng minh là có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng vi-rút.

Các lớp lipid chính trong khoảng gian bào giữa các tế bào sừng là axit béo tự do (FFA), cholesterol (CHOL) và ceramides (CER). Các ceramide SC (SC – lớp sừng) bao gồm ít nhất sáu ceramide (CER (1–6)) khác nhau theo cấu trúc nhóm đầu và chiều dài chuỗi axit béo trung bình. Axit béo được este hóa thành amit của nhóm đầu sphingosine (phyto) có thể là axit béo α-hydroxy hoặc không hydroxy.

Chu trình “thay da”

Bên cạnh lớp màng lipid chúng ta còn có các tế bào sừng và các cấu trúc protein khác nhau như desmosomes. Theo đó, Desmosomes là những điểm nối kết dính quan trọng để duy trì sự kết dính trong các mô biểu mô – một chức năng được phản ánh trong từ gốc Hy Lạp desmo, nghĩa là ràng buộc. Nói một cách đơn giản thì Desmosomes chính là cầu nối giữa các lá sừng ở lớp biểu bì.

Liên hệ: Salicylic Acid (SA) là một hoạt chất tẩy tế bào chết dường như đã quá quen thuộc với chúng ta. Nhưng bạn có biết tại sao SA lại bạt sừng tốt đến vậy? Điều này là do SA có khả năng bẻ gãy liên kết desmosomes. Từ đó làm giảm sự kết dính của các tế bào sừng, gây ra sự lỏng lẻo liên kết giữa các tế bào này sau đó tách rời chúng và gây nên hiện tượng bong da.

Đó cũng là lý do vì sao Twins khuyên bạn nên kết hợp cả BHA và Retinol vào quy trình chăm sóc da. Bởi hiện tượng bong da khi dùng Retinol thực chất là do Retinol giúp tăng sinh tế bào mới bên dưới và đẩy lớp tế bào sừng lên trên bề mặt da. Tuy nhiên, trong trường hợp các tế bào sừng kết dính với nhau quá nhiều thì bạn vẫn phải cần đến BHA để loại bỏ chúng, cho bề mặt da luôn mịn màng, sáng khoẻ.

Biểu bì (50-100 μm) bao gồm bốn lớp tế bào khác nhau, đó là SB(lớp đáy), SS(lớp gai), SG(lớp hạt) và SC(lớp sừng), từ trong ra ngoài. Biểu bì là một mô năng động với các tế bào sừng có khả năng tự thay mới, quá trình này được cân bằng bởi sự phát triển của tế bào ở các lớp dưới của biểu bì.

Diễn biến của quá trình “thay da” này như sau: Ở lớp đáy, các tế bào sừng được tăng sinh và khi rời khỏi lớp này, chúng bắt đầu biệt hóa và di chuyển lên bề mặt da. Sự biệt hóa đầu cuối xảy ra tại giao diện SG-SC (lớp hạt-lớp sừng), trong đó các tế bào hạt được biến đổi thành các tế bào sừng (các tế bào chết dẹt chứa đầy các sợi keratin và nước).

Theo đó, làn da người trưởng thành bình thường sẽ mất khoảng 24-48 ngày để hoàn thành chu trình này. Nhưng với trẻ em thì chỉ mất khoảng 14 ngày. Đó cũng là lý do vì sao làn da trẻ em luôn hồng hào và căng mịn. Đến khi bạn già đi, chu trình thay da có thể kéo dài đến cả trăm ngày. Thế nên làn da người già sẽ sần sùi và thô ráp hơn là vậy. Cũng chính vì thế, với cơ chế tăng tốc chu trình sản sinh tế bào mới, Retinol vẫn luôn là hoạt chất hàng đầu trong việc cải thiện lão hoá đấy bạn ạ.

Và đương nhiên Retinol tinh khiết sẽ vẫn mãi là “chân ái”, như Retinol nhà Twins, vừa tinh khiết, ổn định lại hạn chế kích ứng tối đa đây: https://shopee.vn/search?keyword=biogenic retinol&shop=144279740

Dành cho bạn một số thông tin về Keratinocytes – tế bào phong phú nhất của lớp biểu bì. Trong quá trình di chuyển từ lớp cơ sở đến SG, Keratinocytes sẽ phải trải qua một số thay đổi cả về cấu trúc và thành phần. Nghĩa là, chúng tổng hợp các lipid tiền chất trong SB, SS và SG, tập hợp các lipid tiền chất trong các thể phiến (chất mang tiền chất lipid SC) trong SS và SG và giải phóng chúng tại SG-SC với hình thức của quá trình xuất bào.

Các thể phiến được làm giàu chủ yếu ở các lipid phân cực như glycosphingolipid, sterol và phospholipid tự do cũng như các enzym dị hóa. Tại điểm chuyển giao SG-SC, các lipid phân cực được giải phóng trải qua những thay đổi trao đổi chất đáng kể và chuyển đổi bằng enzym thành các chất không phân cực: phospholipid phân giải thành glycerol và FFAs, trong khi glycosphingolipid phân giải thành CERs và các lipid không phân cực này cuối cùng tập hợp thành các cấu trúc hình phiến bao quanh các tế bào sừng.

Cấu trúc 3D của lớp lipid gian bào

Kết thúc bài viết tại đây, Twins hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về hàng rào bảo vệ và hệ thống miễn dịch da. Cũng như tầm quan trọng của việc tẩy tế bào chết và tăng sinh tế bào mới trong quy trình skincare.

Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết kỳ sau.

Giữ gìn sức khoẻ và mãi xinh tươi, hạnh phúc bạn nha!

Nguồn: Cố vấn chuyên môn Twins Skin – Bác sĩ Đỗ Thành tổng hợp, bình luận và biên tập.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *