fbpx

CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG SỮA RỬA MẶT (Phần 2)

Chào mừng các bạn đến với phần 2 trong chuỗi kiến thức về Chất hoạt động bề mặt trong sữa rửa mặt. Trong bài viết này, Twins sẽ tập trung nói về sự kết hợp của các Chất hoạt động bề mặt trong sữa rửa mặt. Từ đây, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về tác động của Chất hoạt động bề mặt lên làn da của mình nhé.

Dành cho những bạn còn thắc mắc Chất hoạt động bề mặt là gì, bạn theo dõi phần 1 nhé:

https://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/chat-hoat-dong-be-mat-trong-sua-rua-mat-phan-1/

1.Tìm hiểu về cấu trúc da

Chúng ta thường nghe các bác sĩ da liễu luôn nhắc việc củng cố “hàng rào bảo vệ da”. Bởi chăm sóc da không đúng cách, hàng rào này dễ bị hư tổn dẫn đến mụn, thâm nám, lão hóa,.. Vậy “hàng rào bảo vệ da” là gì? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé.

1.1. Khái niệm

Hàng rào bảo vệ da được xem là lá chắn bảo vệ da khỏi những tác động của khói, bụi, vi khuẩn…Một hàng rào chắc, thì bạn sẽ có một làn da căng mịn,khỏe, đủ ẩm và đàn hồi tốt. Ngược lại khi hàng rào này yếu da sần sùi, khô ráp, thậm chí nổi mụn, tiết dầu thừa, bã nhờn, nhăn nheo,…

1.2. Cấu tạo

Làn da chúng ta có ba lớp: thượng bì, trung bì, hạ bì. Với lớp tế bào sừng là lớp ngoài cùng của thượng bì, dày khoảng 1 micromet và hoạt động như hàng rào bảo vệ da. Lớp sừng gồm khoảng 70% protein, 15% lipid và 15% nước [4]. Cấu trúc lớp sừng có thể được hiểu như những phân tử protein được kết nối nhau bằng lipid. Bạn có thể hình dung protein là những viên gạch còn lipid là vữa, gạch được kết dính bởi vữa sẽ tạo thành một “bức tường thành vững chắc” cho làn da. Những lipid này rất quan trọng trong vai trò duy trì độ ẩm tự nhiên trên da. 15% Nước có nhiệm vụ duy trì độ đàn hồi và các quá trình sinh học khác nhau trên làn da.

Cấu tạo hàng rào bảo vệ da

2. Sự kết hợp các chất hoạt động bề mặt trong sữa rửa mặt

Như mình đã giới thiệu ở Phần 1, có rất nhiều loại Chất hoạt động bề mặt và chúng đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Vì vậy, để tìm được các Chất hoạt động bề mặt phù hợp với làn da của mỗi người thật sự rất quan trọng. Như bạn da khô thì không thể sử dụng sữa rửa mặt có công thức làm sạch quá mạnh. Nếu bạn da dầu thì không thể dùng loại sữa rửa mặt có công thức làm sạch quá dịu nhẹ.

Một mình Chất hoạt động bề mặt riêng lẻ thì không mang lại hiệu quả cao. Do đó người ta thường kết hợp các Chất hoạt động bề mặt lại với nhau. Điều này đảm bảo được công dụng làm sạch tốt, lại vừa êm dịu cho da. Mỹ phẩm sử dụng cho da, đặc biệt là da mặt, thì điều kiện an toàn là trên hết.

Sữa rửa mặt dạng lỏng thường sử dụng kết hợp Chất hoạt động bề mặt anion và lưỡng tính. Vì Chất hoạt động bề mặt dạng anion có tác dụng tạo bọt, làm sạch tốt. Bên cạnh đó, chất hoạt động bề mặt lưỡng tính góp phần làm dịu nhẹ cho làn da. Ngoài ra, Chất hoạt động bề mặt không ion và gốc axit amin được sử dụng phổ biến trong sữa rửa mặt để giúp công thức sản phẩm trở nên dịu nhẹ [4].

Chất hoạt động bề mặt anion điển hình:

+ Xà phòng (muối của axit béo)

+ Chất hoạt động bề mặt tổng hợp: alkyl ete sulfat, alkyl acyl isethionat, alkyl photphat, alkyl sufosuccinat và alkyl sulfonat.

+ Gốc axit amin như acyl glycinat đang được sử dụng làm Chất hoạt động bề mặt chính trong vai trò làm sạch [4].

Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính zwitterionic:

+ Cocoamido propyl betaine và cocoamphoacetat

+ Alkyl polyglucoside là một trong những Chất hoạt động bề mặt được tìm thấy trong sửa rửa mặt.

+ Các Chất hoạt động bề mặt dựa trên axit amin như alkyl glutamat, sarcosinat và glycinat đang được sử dụng ngày càng nhiều [4].

Ví dụ một số sữa rửa mặt có xà phòng hay SLS ở nồng độ cao hay là thành phần chính sẽ có tính tẩy rửa mạnh gây kích ứng cho da. Do đó, hiện nay sữa rửa mặt thường thêm chất hoạt động bề mặt lưỡng tính (Cocoamido propyl betaine và cocoamphoacetat) góp phần làm dịu nhẹ cho làn da.

Phần lớn sữa rửa mặt được bào chế trong khoảng pH trung tính đến axit nhẹ ít gây kích ứng cho da. Ngoại trừ những chất tẩy rửa có chứa xà phòng (alkyl carboxylate) là thành phần hoạt động chính có xu hướng duy trì trong phạm vi kiềm.

3. Ảnh hưởng của Chất hoạt động bề mặt lên da

Trong quá trình làm sạch, da tiếp xúc với nồng độ chất hoạt động bề mặt tương đối cao (5% –20%). Tại những nồng độ này, chất hoạt động bề mặt có khả năng làm hỏng các protein và lipid. Các mức độ tổn hại da phụ thuộc vào bản chất của chất hoạt động bề mặt.

3.1. Tương tác Chất hoạt động bề mặt với bề mặt lớp sừng protein

Chất hoạt động bề mặt có thể liên kết với các protein của lớp sừng, dẫn đến hiện tượng sưng tấy tạm thời. Nó phá vỡ các liên kết của các tế bào da trên hàng rào bảo vệ, từ đó gây ra lỗ hổng trên da gây ra các vấn đề như khô da tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các Chất hoạt động bề mặt vào các lớp sâu hơn, dẫn đến phản ứng sinh hóa như kích ứng và ngứa. Ngoài ra, Chất hoạt động bề mặt cũng có thể dẫn đến giảm mức độ giữ ẩm tự nhiên trong da hay làm thay đổi độ đàn hồi của da sau khi rửa mặt vài phút [3].

Tương tác của Chất hoạt động bề mặt trong sữa rửa mặt với lớp sừng protein được nghiên cứu rộng rãi. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra xu hướng dễ gây kích ứng của các Chất hoạt động bề mặt:

anion>  lưỡng tính> không ion.

Trong số các anion đối với protein thay đổi như sau:

natri lauryl sulfat (SLS), hoặc natri laurat> monoalkyl photphat>natri cocoyl isethionat.

3.2. Tương tác Chất hoạt động bề mặt với lipid trên da

Màng lipid có thể được xem là hàng rào bảo vệ của làn da, giúp da tránh khỏi những tác động bên ngoài như khói, bụi, vi khuẩn,… pH lý tưởng của lớp màng này dao động từ 4.5-5.5 và trung bình là 4.8, nên đa số hiện nay sữa rửa mặt đều hướng đến con số này.

Có ba loại chất béo trong lớp sừng trên da, cụ thể là cholesterol, axit béo, và ceramides. Trong đó, ceramides có cấu tạo hai đuôi alkyl dài nên không có khả năng bị hòa tan bởi các chất hoạt động bề mặt. Dường như tất cả các Chất hoạt động bề mặt đều có khả năng hòa tan cholesterol, axit béo. Về lâu dài Chất hoạt động bề mặt có thể làm hỏng lớp lipid của da làm mất đi chức năng ẩm vốn có của lipid. Tình trạng này dẫn đến da mất ẩm sâu, sần sùi, tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn [1].

4. Lời kết

Nghe ở trên có vẻ hơi đáng sợ nhưng việc da không được làm sạch lại càng đáng sợ hơn và dễ phát sinh nhiều vấn đề về da. Nên chúng ta vẫn không thể bỏ qua việc sử dụng sữa rửa mặt mà đó là việc thiết yếu cần phải có cho làn da chúng ta mỗi ngày. Chỉ cần bạn lựa chọn đúng sản phẩm rửa rửa mặt an toàn và phù hợp với làn da bạn nhất. Việc làm sạch da mặt chỉ là bước khởi đầu tốt cho một quá trình skincare, để sữa rửa mặt mang lại lợi ích tốt nhất mình sẽ cho bạn hai lời khuyên.

Lời khuyên:

– Thứ nhất, tránh lựa chọn các Chất hoạt động bề mặt có khả năng làm hỏng lớp protein và lipid của da. Ví dụ như xà phòng, SLS, SLES với nồng độ cao hay là thành phần chính trong sản phẩm.

– Thứ hai, nên chú ý vào các thành phần khác có khả năng giúp giữ ẩm, tăng cường độ dịu nhẹ. Chẳng hạn như chiết xuất lô hội, niacinamide, amino acid, glycerol,… để cải thiện độ ẩm cũng như độ đàn hồi. Ngoài ra còn bổ sung lượng lipid đã mất trong thời gian rửa mặt.

Sữa rửa mặt tạo bọt kiểm soát dầu TOTAL CLEANSING FOAM – sữa rửa mặt lý tưởng.

Thành phần vàng:

  • Cocamidopropyl Betaine: chất hoạt động bề mặt lưỡng tính hoà tan tạp chất ưa nước và ưa dầu.
  • Sodium Cocoyl Methyl Taurate : chất hoạt động bề mặt anion khả năng tạo bọt và ổn định bọt ngay cả trong sự hiện diện của dầu, bã nhờn. Chất này có chiết xuất từ trái dừa, dùng được cho da em bé và da nhạy cảm.
  • Glycerin, Propylene Glycol: dưỡng ẩm và làm mềm
  • Ngoài ra, sữa rửa mặt của Twins còn không chứa cồn, paraben hay hương liệu. Do đó, sữa rửa mặt này an toàn với mọi loại da, đặc biệt là da nhạy cảm

Kết hợp với vòi nhấn tạo bọt, bọt tạo thành mịn, nhỏ có khả năng làm sạch sâu. Sản phẩm có thể sử dụng được cho mọi loại da.

Link sản phẩm: https://twinsskin.com/san-pham/total-cleansing-foam-sua-rua-mat-tao-bot-kiem-soat-dau-va-lam-sach-chuyen-sau/

Sau khi làm sạch da mặt, bạn nên kết hợp thêm những thành phần dưỡng ẩm khác Hyaluronic Acid (HA), vitamin E, glycerin,…  để giữ cho làn da khỏe nhé ^^.

5. Tài liệu tham khảo

[1]   K. Ananthapadmanabhan, et al. (2004), “Cleansing without compromise: the impact of cleansers on the skin barrier and the technology of mild cleansing”, Dermatologic therapy. 17, pp. 16-25. [2]   A. Lips, et al. (2003), On skin protein–surfactant interactions, Society of Cosmetic Chemists Meeting, Washington, DC, pp. 8-9. [3]   C. Prottey, et al. (1975), “Factors which determine the skin irritation potential of soaps and detergents”, J Soc Cosmet Chem. 26 (1), pp. 29-46. [4] Sách Cosmetic Dermatology PRINCIPLES AND PRACTICE, Leslie baumann, et al. (2009), pp. 263-272

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *