Xin chào các bạn, lại là Twins và “lớp thượng bì” đây. Như đã thông báo ở phần 1, trong phần 2 này, Twins sẽ tiếp tục nói về ứng dụng của tế bào sừng Keratinocyte một cách chuyên sâu. Là tế bào chiếm tới khoảng 90-95% lớp thượng bì, Keratinocyte mang đến rất nhiều ứng dụng quan trọng và thân thuộc đối với làn da. Từ câu chuyện độ pH, dưỡng ẩm cho đến giao tiếp tế bào và sức khỏe làn da.
Link phần 1 dành cho bạn nào chưa đọc hay cần “ôn bài” lại một chút đây: https://twinsskin.com/khoa-hoc-lan-da/cau-truc-da-thuong-bi-p1-te-bao-da-duoc-thay-moi-nhu-the-nao/
Bạn sẵn sàng rồi chứ? Bắt đầu thôi nào!
Có gì trong bài viết này
Keratinocyte tạo hàng rào bảo vệ da ở lớp thượng bì
Màng hydrolipid – hàng rào bảo vệ da đầu tiên
Sau khi ôn lại phần 1, chắc hẳn các bạn cũng đã biết. Bên trong hạt keratohyalin, ngoài chất sừng Keratin. Thì còn có cả Lipid và các nhân tố giữ ẩm tự nhiên (NMF- Natural Moisturizing Factor). Và những hạt keratohyalin này sẽ bị vỡ ra trong quá trình di chuyển đến lớp sừng. Từ đó sẽ giải phóng các lipid vào khoảng không của gian bào. Khoảng không của gian bào các bạn có thể hiểu như sau: gian bào là không gian của các tế bào, còn khoảng không là những nơi bị trống. Vì giữa các tế bào sẽ có khoảng cách chứ không nằm khít sát nhau hoàn toàn.
Theo đó, những khoảng cách này sẽ được nối với nhau bởi cầu nối gian bào desmosome. Thật ra desmosome đã xuất hiện từ lớp đáy. Nhưng khi đến lớp sừng thì chúng mới được nhìn thấy rõ hơn. Và ngoài lipid, các hạt keratohyalin còn giải phóng cả các lá sừng (tế bào chết – corneocyte) và NMF ở lớp sừng. Tất cả các nhân tố này sẽ được sắp xếp như hình dưới đây:
Hãy tưởng tượng corneocyte là “gạch”, lipid là “vữa”. Lúc này đây, “gạch” và “vữa” sẽ liên kết với nhau tạo thành một bức tường thành vững chắc ở lớp thượng bì với tên gọi là hydrolipid. Trong đó, hydro đại diện cho nhân tố dưỡng ẩm. Lipid đại diện cho các “vữa” lipid trong bức tường hydrolipid. Và đây chính là hàng rào bảo vệ đầu tiên cho da của chúng ta.
Màng acid mantle ở lớp thượng bì
Tại lớp thượng bì, ngoài hàng rào bảo vệ da đầu tiên là hydrolipid. Chúng ta còn có thêm lớp màng acid mantle trên cùng bao bọc cả hydrolipid. Tất cả tạo nên một hệ thống hàng rào bảo vệ da vững chắc. Vì được tạo nên bởi thành phần của tuyến bã nhờn và tuyến mồ hôi, acid mantle sẽ có tính acid nhẹ với độ pH từ 4.5-5.5. Ở độ pH này, vi khuẩn sẽ rất khó làm hại da của chúng ta. Và màng acid mantle có thể phá hủy lớp màng tế bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng hiệu quả. Chính vì thế, việc duy trì độ pH lý tưởng cho màng acid mantle trên da là rất quan trọng.
Làm sao để ổn định pH của lớp màng acid mantle trên da?
Dù bạn có dùng mỹ phẩm đắt tiền đến đâu nhưng một khi pH của lớp màng này đã không ổn định. Thì mọi thứ sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Để làm được điều này, bạn phải lưu tâm đến một số vấn đề sau.
Chọn sản phẩm làm sạch da
Đầu tiên là bước làm sạch. Bạn không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch có độ pH quá cao, mang tính kiềm hóa. Thường là những loại xà phòng. Và đừng bao giờ lựa chọn sữa rửa mặt theo cảm tính. Hay nghĩ rằng dùng loại nào cũng được. Vì nếu lỡ chọn phải một sản phẩm có độ pH quá cao. Bạn đang làm cho màng acid mantle trên da trở nên mất cân bằng. Thậm chí là bị rửa trôi đi một phần. Hãy luôn quan niệm rằng. Trước khi nghĩ đến các bước treatment để giải quyết vấn đề của da. Bạn phải có một quy trình làm sạch có thể giữ cho độ pH của lớp màng bảo vệ da được ổn định đã nhé.
Toner có cân bằng độ pH?
Thứ hai là các bước chăm sóc da hỗ trợ sau đó. Có khá nhiều ý kiến về việc toner có thực sự cân bằng độ pH trên da hay không. Theo Twins, chính xác hơn là chúng ta nên dùng cụm từ “duy trì độ pH lý tưởng cho da” khi nói về toner. Và những loại acid toner sẽ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này tốt hơn. Ngoài ra, chăm sóc da là cả một quy trình gồm nhiều bước. Do đó, những sản phẩm trong xuyên suốt quy trình này cũng phải có độ pH hợp lý. Có như vậy thì chúng mới hỗ trợ nhau để giữ cho độ pH trên da luôn được ổn định.
Ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt
Thứ ba, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học vẫn luôn là điều cần thiết. Vì khi bạn bị stress hay thức khuya nhiều, lớp màng acid mantle trên da chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Twins muốn nói thêm ở đây. Thật ra làn da vẫn có khả năng tự cân bằng độ pH từ khi chúng ta được sinh ra. Nhưng theo thời gian, vì nhiều tác động cả bên trong lẫn bên ngoài, khả năng này sẽ suy giảm. Do đó, việc chăm sóc da hướng đến mục tiêu cân bằng độ pH là rất quan trọng.
Với cả có một vấn đề như thế này. Nhiều bạn sẽ hay bảo rằng, da làm gì có pH mà cân bằng, nói như vậy là sai rồi. Đôi khi chúng ta cũng không nên quá khắt khe với từng từ, từng chữ như vậy các bạn nhỉ? Đúng là da thì không có độ pH, nhưng lớp màng bảo vệ – một phần rất quan trọng trên da thì có. Và độ pH này sẽ cần được duy trì ở mức lý tưởng. Vậy nên nếu đã giải thích cho người khác. Twins nghĩ các bạn nên nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc ổn định độ pH trên da. Hơn là tranh cãi da làm sao có độ pH nè.
Ứng dụng của Keratinocyte vào dưỡng ẩm (moisturize)
Khóa ẩm – hút ẩm – giữ ẩm
Ứng dụng tiếp theo của Keratinocyte sẽ liên quan đến việc dưỡng ẩm cho da. Bạn nghĩ rằng dưỡng ẩm chỉ đơn giản là cung cấp độ ẩm cho da? Câu trả lời là còn nhiều hơn thế. Trong dưỡng ẩm (moisturize), chúng ta sẽ có thêm 3 thuật ngữ nhỏ là khóa ẩm, hút ẩm và giữ ẩm.
Khóa ẩm (Occlusive) là quá trình tạo nên một lớp màng, một lớp bao phủ trên bề mặt da nhằm hạn chế sự mất nước.
Hút ẩm (Humectant) là cơ chế hút nước từ môi trường hoặc hút nước từ các lớp dưới của da để cung cấp cho bề mặt da. Tuy vậy, quá trình này có thể gây ra tình trạng hút ẩm ngược. Humectant sẽ hút nước từ những lớp dưới da lên. Làm cho da thiếu nước từ bên trong.
Giữ ẩm (Emollient) là cơ chế giúp làm da mềm mại, sửa chữa hàng rào bảo vệ da (moisture barrier) bị hư hỏng. Và giữ nước cho da bằng cách làm đầy các khe hở giữa các tế bào da.
Để hiểu rõ hơn về 3 cơ chế, bạn có thể đọc bài post này trên Fanpage của Twins: https://www.facebook.com/twinsskin.vn/posts/989223148205620?__tn__=K-R
Nếu bài viết hữu ích với bạn thì đừng ngại tặng Twins 1 nút “like” fanpage, để Twins có động lực đem đến cho bạn nhiều kiến thức hay ho hơn nữa nhé!
Điều gì sẽ xảy ra khi da của chúng ta thiếu đi độ ẩm?
Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
- Đầu tiên là tình trạng mất nước xuyên biểu bì. Có nghĩa là các tế bào sâu hơn dưới da cũng tiếp tục bị mất nước. Điều này sẽ làm cho làn da bị lão hóa sớm. Đó cũng là lý do vì sao Twins nói rằng sản phẩm cấp nước Total Strength Serum của mình có thể cải thiện rõ rệt các vấn đề lão hóa là vậy.
- Trường hợp thứ hai. Khi làn da thiếu độ ẩm sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Để tạo ra một lượng dầu bao phủ trên bề mặt da, ngăn không cho độ ẩm trong da thất thoát ra ngoài. Vì như bạn cũng đã biết, dầu sẽ kị nước. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là kết quả tạm thời. Nếu lượng dầu sản sinh quá nhiều sẽ làm bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.
Hãy dưỡng ẩm đúng và đủ
Lời khuyên dành cho các bạn là, đối với những bạn có làn da dầu, lớp dầu này đã hoạt động như một màng khóa ẩm tự nhiên trên da rồi. Nên các bạn có thể không cần đến bước giữ ẩm và khóa ẩm. Còn đối với những bạn có làn da khô hay ở môi trường không lý tưởng (nhiệt độ dưới 20 độ C, trên 40 độ C). Khi hút ẩm và giữ ẩm thì hãy nhớ thực hiện nốt bước khóa ẩm còn lại.
Twins cũng muốn lưu ý thêm một điều. Khóa ẩm chỉ mang lại hiệu quả thực sự khi trước đó các bạn đã hút ẩm và giữ ẩm. Nếu không, các bạn chỉ đang khóa lại một ngôi nhà chẳng có tí của cải gì cả. Và da của bạn vẫn sẽ tiếp tục bị mất nước. Nói tóm lại, khi nhắc đến dưỡng ẩm, hãy xác định rõ làn da của mình cần kết hợp hút ẩm, giữ ẩm và khóa ẩm như thế nào nhé!
Chống nắng
Tiếp theo, Keratinocyte còn có chức năng chống nắng. Tế bào này có thể phản xạ tia UV với bước sóng khoảng 200nm. Đây là bước sóng lý tưởng của tia UVC – loại tia gây ung thư da vô cùng nguy hiểm. Nhưng may mắn thay, UVC đã bị tầng ozone chặn lại và tế bào Keratinocyte cũng góp phần ngăn chặn tia này.
Keratinocyte giúp giao tiếp tế bào
Lớp sừng trên da có tác dụng ngăn không cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào da. Cũng chính vì thế, khi bôi một hoạt chất nào đó. Sẽ rất khó để chúng có thể đi qua lớp sừng mà xuống tận đến trung bì và hạ bì. Nếu làm được thì chỉ là đối với các phương pháp tiêm trực tiếp vào da thôi. Ngay lúc này đây, Keratinocyte lại trở thành một vị “anh hùng” giải quyết chuyện này. Lý do là vì Keratinocyte giúp sản sinh ra những tiền tố để các tế bào giao tiếp với nhau. Và khi mỹ phẩm có những gốc tương tự như vậy, chúng cũng sẽ kích thích, tác động đến các tế bào nằm sâu dưới da mà không cần phải thẩm thấu xuống tận trung bì hay hạ bì. Retinol hay Tretinoin chính là một ví dụ điển hình về hoạt chất giao tiếp tế bào đấy!
Tham gia tạo tế bào miễn dịch Langerhan
Về tế bào Langerhan, Twins sẽ nói rõ hơn ở bài viết kỳ sau. Các bạn có thể hiểu đây là một tế bào rất quan trọng trong việc giải quyết tình trạng mụn viêm, viêm da, dị ứng và kích ứng. Có thể nói nếu không có Keratinocyte thì tế bào Langerhan cũng rất khó để tồn tại.
Tham gia tạo sắc tố da
Có thể các bạn cũng đã biết Melanin chính là nhân tố tạo nên sắc tố da. Và Keratinocyte chính là nơi để Melanin phóng ra và nhuộm màu lên đó. Qua đó, chúng ta có thể thấy, nếu Melanin là yếu tố cần thì Keratinocyte chính là yếu tố đủ. Để làn da của chúng ta có được màu sắc như hiện tại.
Keratinocyte và sức khỏe làn da
Đây có thể nói là điều tuyệt vời hơn hết mà Keratinocyte đã làm được. Mục đích sự xuất hiện của tế bào này không phải để làn da trở nên đẹp hơn. Mà điều quý giá ở đây là Keratinocyte giúp cho da chúng ta được khỏe. Tất cả là do Keratinocyte tham gia nhiệt tình vào tuyến phòng thủ đầu tiên trong hệ miễn dịch của da.
3 hàng rào của tuyến phòng thủ đầu tiên
Ở tuyến phòng thủ đầu tiên này, Keratinocyte sẽ thực hiện nhiệm vụ thông qua 3 hàng rào chính:
Đầu tiên là hàng rào sinh học. Trên da chúng ta có một hệ vi sinh cực kỳ phong phú. Bao gồm cả vi sinh tốt và xấu. Trong điều kiện lý tưởng, những vi sinh tốt sẽ ăn thức ăn và chiếm chỗ ở của vi sinh xấu. Để vi sinh xấu không bị tăng sinh quá nhiều và gây hại da của chúng ta.
Tiếp theo là hàng rào vật lý. Tại đây, các sợi keratin của tế bào sừng Keratinocyte sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi sinh vật. Bằng cách kháng lại sự ăn mòn của các men tiêu hóa protein do vi khuẩn tiết ra. Ngoài ra, Keratinocyte còn liên kết chặt chẽ với các phiến lipid xen kẽ. Tạo nên sự liền lạc của lớp thượng bì. Từ đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố gây hại từ môi trường ngoài.
Cuối cùng là hàng rào hóa học, liên quan đến pH sinh lý của da. Với tính axit ở vào khoảng 4.5-5.5, độ pH này có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, tại đây còn sản xuất ra các tế bào Keratinocyte, Peptide, Lipid giúp phá hủy màng tế bào của vi khuẩn, hủy màng bọc của virus và có hoạt tính kháng nấm.
Keratinocyte giúp điều hòa quá trình gây viêm
Ngoài tham gia tuyến phòng thủ đầu tiên của da, Keratinocyte còn giúp điều hòa quá trình gây viêm. Ngăn không cho da bị hoại tử hay sẹo rỗ nếu tình trạng viêm kéo dài. Và nếu ở tuyến phòng thủ đầu tiên, Keratinocyte hoạt động không tốt. Tế bào này cũng sẽ nhờ các tế bào “anh lớn” phía dưới hỗ trợ tham gia vào tuyến phòng thủ thứ 2 và thứ 3. Quả là một tế bào “chăm chỉ và tràn đầy nhiệt huyết” các bạn nhỉ?
Kết thúc phần 2 ở đây. Twins nghĩ mình cũng đã cung cấp cho các bạn khá đầy đủ về tế bào sừng Keratinocyte rồi. Vậy nên trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu vào các tế bào còn lại của lớp thượng bì. Các bạn cũng có thể thấy, Twins phải dùng đến 2 phần mới có thể nói hết về Keratinocyte. Vì những ứng dụng của tế bào này là đặc biệt quan trọng. Vậy nên các bạn nhớ note lại kỹ càng để áp dụng vào quy trình skincare của mình tốt hơn nhé!
Chúc các bạn luôn vui vẻ và xinh đẹp!
Bài viết thuộc quyền sở hữu của Twins Skin. Vui lòng không copy dưới mọi hình thức khi chưa có sự cho phép từ Twins Skin.
Twins Skin là thương hiệu mỹ phẩm chuẩn khoa học đầu tiên của Việt Nam, tiên phong ứng dụng các công nghệ bọc tiên tiến, dựa trên nền tảng khoa học đã được nghiên cứu chứng nhận. Đội ngũ nghiên cứu của Twins Skin gồm: kỹ sư hoá sinh, kỹ sư hoá dược, sự tham vấn từ bác sĩ da liễu và bác sĩ da liễu thẩm mỹ.
Mỗi khách hàng đến với Twins Skin đều sẽ được thiết quy trình cá nhân hoá dựa vào lịch sử da và vấn đề da. Twins Skin cam kết đảm bảo quyền lợi của bạn với chính sách bảo hành/đổi trả miễn phí. Tìm hiểu và kết nối cùng Twins tại: